intro flash

Thống kê truy cập

Đang online: 80

Lượt truy cập: 317516

Định giá tài sản không còn giá trị sử dụng

1. Khái niệm về định giá tài sản không còn giá trị sử dụng
Theo Theo Luật giá số 11/2012/QH13 và tiêu chuẩn thẩm định giá 02 ban hành kèm theo quyết định số 77/2005/QĐ-BTC của Bộ Tài chính thì: “Giá trị thanh lý là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản sau khi trừ chi phí thanh lý ước tính.
Giá trị thanh lý phản ánh giá trị còn lại của một tài sản (trừ đất đai) khi tài sản đó đã hết hạn sử dụng và được bán thanh lý. Tài sản vẫn có thể được sửa chữa, hoặc hoán cải cho mục đích sử dụng mới hoặc có thể cung cấp những bộ phận linh kiện rời cho những tài sản khác còn hoạt động

2. Thị trường phế liệu và các phương pháp định giá tài sản không còn giá trị sử dụng
Thị trường phế liệu phụ thuộc vào giá nguyên liệu thô để chế biến, phế liệu thu hồi được thu gom để sử dụng vào mục đích tái chế, đúc, nấu thành phôi đối với vật liệu là kim loại hoặc nghiền, xay thành nguyên liệu đối với vật liệu là nhựa (plastic).
Khi đã tái chế thành nguyên liệu thô, tuỳ thuộc vào loại vật liệu hoặc chất lượng tái chế mà người ta sử dụng vào những mục đích hay sản phẩm có chất lượng phù hợp. Tuy không nhiều nhưng khối lượng nguyên liệu này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả thị trường nguyên liệu sản xuất và cũng bị ảnh hưởng ngược lại của thị trường nguyên liệu.
Định giá tài sản khi không còn giá trị sử dụng (mục đích sử dụng chính) là công việc không đơn giản do việc chia tách phân loại tỷ lệ các thành phần nguyên liệu cấu tạo nên tài sản không còn giá trị sử dụng, ước tính trọng lượng khi không đủ điều kiện cân, đong đo, đếm, chạy thử cụ thể cho từng tài sản hay việc có thể hoặc không thể xác định chính xác việc tận dụng được những bộ phận, chi tiết tài sản thanh lý vẫn còn dùng được do trong quá trình hoạt động các bộ phận của tài sản thanh lý hoạt động không đều hay đã được sửa chữa, thay mới nâng cấp tạo nên một tỷ lệ hao mòn thực tế không đều nhau.

3. Mục đích định giá tài sản thanh lý
- Mua, bán thanh lý.
- Tính thuế, điều chỉnh, hạch toán sổ sách kế toán.
- Các mục đích khác

Hồ sơ cung cấp phục vụ định giá tài sản không còn giá trị sử dụng
- Giấy yêu cầu định giá khách hàng lập (có mẫu kèm theo)
- Giấy ủy quyền nếu tài sản không thuộc sở hữu của khách hàng định giá.
- Danh mục tài sản thanh lý yêu cầu định giá.
- Tài liệu kỹ thuật, catalog thể hiện tính năng kỹ thuật, công suất, thiết kế …
- Hiện trạng của tài sản như thiếu, mất bộ phận; chế độ bảo quản tài sản đề nghị định giá.
- Biên bản, quyết định phê duyệt cho thanh lý tài sản.
- Biên bản, bản kê chi tiết, danh mục tài sản không còn giá trị sử dụng, đề nghị thanh lý do hội đồng thanh lý tài sản của đơn vị lập.
- Chứng thư giám định chất lượng hoặc biên bản giám định (có chất lượng còn lại dưới 30%) của cơ quan có thẩm quyền.
- Các biên bản định giá tài sản phục vụ công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp khi góp vốn liên doanh, phục vụ công tác kiểm kê của Nhà nước ... tại từng thời điểm (nếu có)
- Các tài liệu khác có liên quan

* Trường hợp hồ sơ pháp lý, hồ sơ kỹ thuật không rõ ràng:
Trong trường hợp hồ sơ pháp lý, hồ sơ kỹ thuật không rõ ràng, thiếu cơ sở để tiến hành định giá như:
- Không rõ ràng về tình trạng pháp lý của tài sản.
- Hạn chế về thông tin, dữ liệu liên quan cần thu thập đối với tài sản.
- Phức tạp trong việc phân loại, hạng tài sản.
- Lượng hoá những nhân tố tác động đến giá tài sản.

            Cán bộ phải thông báo ngay với khách hàng và nêu rõ mục đích, yêu cầu trưng cầu giám định, tư vấn của các chuyên gia, tổ chức có chức năng về công suất thiết kế, tính năng tác dụng của máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, thời gian tiến hành giám định không tính vào thời gian thực hiện hợp đồng định giá, chi phí do khách hàng thanh toán.
 
Trường hợp khách hàng không cung cấp đủ những thông tin cần thiết, cán bộ phải kịp thời báo cáo với lãnh đạo công ty. Công ty có quyền từ chối, đơn phương huỷ hợp đồng dịch vụ với khách hàng theo quy định của pháp luật./.